Các bước chăm sóc da cơ bản 2

Các bước chăm sóc da cơ bản 2

CÁC BƯỚC CHĂM SÓC DA CƠ BẢN - PHẦN 2

QUY TRÌNH CHĂM SKINCARE BAN ĐÊM

Quy trình skincare có nhiều công đoạn khác nhau, mỗi bước có một công dụng và ý nghĩa riêng. Nó đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian cho làn da cũng như phải thật sự kiên định. Những bước da dưỡng da tốn nhiều thời gian nên đôi lúc các bạn sẽ rất dễ nản. Chăm chỉ thực hiện skincare mỗi ngày sẽ giúp việc chăm sóc da trở thành thói quen giống như việc đánh răng, rửa mặt để có một làn da khỏe mạnh, mịn màng  và sáng đẹp hơn mỗi ngày.

Bước 1 và bước 2: Double Cleansing (tẩy trang và rửa mặt)

Tẩy trang (makeup remove)

Tẩy trang và rửa mặt là bước đầu tiên và quan trọng cho các bước skincare cơ bản. Có nhiều bạn cho rằng mình không trang điểm nên không cần sử dụng các sản phẩm tẩy trang. Tẩy trang không chỉ giúp làm sạch lớp trang điểm, mà nó còn lấy đi lớp bụi bẩn  bám trên da mà sữa rửa mặt không thể làm sạch được. 

Việc tẩy trang sẽ giúp cho bước rửa mặt (cleansing) đạt hiệu quả cao hơn. Để tẩy trang bạn cần có bông tẩy trang và các sản phẩm tẩy trang dạng nước/kem/dầu tùy vào loại da của bạn. Các loại sản phẩm tẩy trang thường có tên cleansing water, cleansing oil, cleansing cream, makeup remover,... Bạn cũng có thể dùng các loại dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu, dầu hạt nho,... đẩy tẩy trang.

Kem tẩy trang Perpect Graisset

 

Rửa mặt (cleansing milk)

Tuy tẩy trang có tác dụng làm sạch da, nhưng nhiều sản phẩm tẩy trang chưa loại bỏ hết bụi bẩn, một số sản phẩm tẩy trang dạng dầu sẽ gây cảm giác nhờn rít cho da nên cần có sữa rửa mặt để đảm bảo làn da được sạch hoàn toàn. 

Việc lựa chọn sản phẩm rửa mặt còn phụ thuộc vào loại da và tình trạng da của mỗi người. Tìm hiểu kỹ loại da của bản thân để có quyết định chọn sản phẩm rửa mặt  dạng gel, dạng kem, dạng sữa,...phù hợp nhất.

Sữa rửa mặt cho da dầu mụn và da nhạy cảm

Sữa rửa mặt nâng cơ cho da thường và da hỗn hợp Lift Nutrive

Tùy theo loại da của bản thân để chọn sản phẩm rửa mặt phù hợp

Tẩy tế bào chết:

Có một bước chăm sóc da rất cần thiết thực hiện sau bước Double Cleansing nhưng lại không nằm trong quy trình skincare vào ban đêm là tẩy tế bào chết. Tẩy tế bào chết giúp làm sạch da và giúp tinh chất dưỡng da dễ hấp thụ hơn. Không nên tẩy tế bào chết nhiều lần, việc tẩy tế bào chết chỉ nên thực hiện 1 lần/tuần.

 

Bước 3: Sử dụng toner - nước cân bằng da

Sử dụng các loại toner để làm sạch da

Thông thường độ pH trên da nằm trong khoảng 4,5 đến 5, nhưng khi sử dụng sữa rửa mặt, độ pH sẽ thay đổi sau khi bạn rửa mặt. Do đó, bạn cần phải sử dụng nước cân bằng da để cân bằng lại độ pH của da. Độ pH của da được cân bằng sẽ giúp chống lại vi khuẩn tấn công, cũng như giúp các hoạt động dưỡng da ở các bước sau được hấp thụ tốt hơn.

Khi lựa chọn toner các bạn cũng cần lưu ý, các loại toner Âu Mỹ thường có chứa cồn vì nó có thêm tác dụng làm sạch da, còn các loại toner Hàn Quốc thường dịu nhẹ và không cồn (alcohol-free) vì phụ nữ Hàn thường chú trọng làm sạch da kỹ ở bước 1,2 trong quy trình skincare cơ bản.

Bước 4: Đắp mặt nạ (Mask) 

Đắp mặt nạ giúp đem lại những dưỡng chất cho da, làm sạch, dưỡng ẩm cũng như nuôi dưỡng và điều trị các vấn đề thường thường gặp trên da như mụn, lỗ chân lông to, da dầu, khô da, da lão hóa,... mặt nạ cũng đem lại hiệu quả thư giãn cho người sử dụng.

Mặt nạ tuy mang lại nhiều công dụng cho da nhưng, đắp mặt nạ cũng như tẩy tế bào chết không nên sử dụng hàng ngày. Nhiều loại mặt nạ khi sử dụng hàng ngày sẽ gây tác động xấu cho da như: làm cho làn da dễ bị dị ứng, mất khả năng đề kháng,  da khô hơn, dễ tổn thương, da bị tắc lỗ chân lông,... Vậy mặt nạ nên sử dụng mấy lần trên tuần là hợp lý? Đối với các loại mặt nạ dưỡng nên sử dụng 2, 3 lần/tuần, còn các loại mặt nạ thuốc chỉ nên sử dụng 1 đến 2 lần trên tuần, mỗi lần đắp mặt nạ từ 15-20 phút là tốt nhất.

Đắp mặt nạ giúp đem lại những dưỡng chất cho da, làm sạch, dưỡng ẩm

Thị trường mặt nạ cũng rất đa dạng: mặt nạ giấy, mặt nạ gel, dạng bột, dạng kem, mặt nạ lột , mặt nạ trái cây,... và chức năng cũng như khả năng cung cấp dinh dưỡng cho da cũng không giống nhau. Hiểu được thành phần và công dụng của từng loại mặt nạ sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho làn da.

  • Các loại mặt nạ có chiết xuất từ chanh, sữa chua, dâu tây, nha đam, dưa chuột,... có công dụng làm trắng da.
  • Mặt nạ collagen, chiết xuất rong biển, axit hyaluronic,... có công dụng cung cấp độ ẩm cho làn da
  • Mặt nạ trái cây cung cấp dưỡng chất, giúp da sáng mịn
  • Mặt nạ gel cấp ẩm, cho da căng bóng mịn màng,...
     
  • Mặt nạ đất sét cung cấp khoáng chất có lợi cho da, loại bỏ độc tố, se khít lỗ chân lông,...

 

Bạn có thể tự làm mặt nạ từ các sản phẩm tự nhiên

Ngoài những loại mặt nạ có sẵn trên thị trường, bạn cũng có thể tự chế những các loại mặt nạ với thành phần tự nhiên như: chuối, đu đủ, dưa chuột, bột yến mạch, bột trà xanh, dầu dừa, sữa chua không đường, mật ong,....

Bước 5: Đặc trị - Anti Trouble

 

Các sản phẩm đặc trị được dùng để điều trị các khuyết điểm như mụn, nám, trứng cá, tàn nhang,.. trên da. Các sản phẩm đặc trên thị trường hiện nay thường có thành phần AHA, BHA được gọi chung là chất tẩy tế bào chết hóa học. 

Nếu bạn mới bắt đầu skincare và chưa thành thạo các bước dưỡng da cơ bản thì bạn chưa cần quan tâm tới AHA, BHA nhiều đâu, vì đây là bước dưỡng nâng cao. Khi nào đã hiểu rõ các bước dưỡng cơ bản thì mình sẽ tìm hiểu sâu hơn bạn nhé.

Bước 6: Serum

Ngoài tên gọi serum thì các sản phẩm này còn có tên gọi khác như Essence hay Ampoule tên gọi chung Tiếng Việt là huyết thanh, tinh chất hay tinh chất cô đặc. Serum dùng cho các nhu cầu dưỡng da như cấp ẩm, trị mụn, dưỡng trắng, phục hồi, chống lão hóa,...

Bạn cũng có thể sử dụng kết hợp các loại serum để điều trị các vấn đề da khác nhau. Khi dùng kết hợp các loại serum bạn nên sử dụng từ lỏng tới đặc. Các loại serum đặc có khả năng thẩm thấu chậm hơn serum lỏng, nên nếu bạn dùng serum đặc trước, nó sẽ tạo lớp màng khiến các serum lỏng không thẩm thấu được vào da và bị bốc hơi. Một điều cần lưu ý khi sử dụng nhiều serum là bạn nên dành thời gian thư giãn 5-7 phút cho da kịp hấp thụ dưỡng chất trước khi dùng loại tiếp theo. 

Serum thường được dùng cho các nhu cầu dưỡng da như cấp ẩm, trị mụn, dưỡng trắng.

Nhiều bạn nghĩ rằng kem dưỡng (cream) đã cung cấp đủ dưỡng chất cho da nên không cần dùng serum. Điều này không đúng vì serum giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong điều mà kem dưỡng không làm được. Làn da chúng mình có 3 lớp là là thượng bì, trung bì, hạ bì. Thượng bì là phần da ngoài cùng mà chúng ta có thể tiếp xúc được, hạ bì là phần da nằm sâu bên trong sau lớp trung bì. Kem dưỡng chỉ hoạt động tốt ở phần bề mặt da (thượng bì) mà thôi, còn serum có thể thẩm thấu sâu nuôi dưỡng da từ phần hạ bì, giúp da đẹp từ sâu bên trong. 

Nếu bạn chưa sử dụng serum thì hãy sắm ngay cho mình một lọ serum để có làn da đẹp từ trong ra ngoài. 

Bước 7: Lotion / Emulsion

Đây là sản phẩm giúp cấp nước và dưỡng ẩm cho làn da, cải thiện làn da thô ráp, phục hồi và làm mềm các vết chai sạm. Cung cấp đủ nước và độ ẩm sẽ cho bạn một làn da căng mịn cũng những giúp những người da dầu kiểm soát chất nhờn tốt hơn.

Lotion thường có 2 dạng: dạng nước và dạng sữa. Lotion dạng nước có công dụng giống như nước hoa hồng làm sâu, cân bằng độ pH, độ ẩm, se khít lỗ chân lông và làm cho làn da trở nên mịn màng hơn. Lotion dạng sữa đặc hơn dạng nước, có màu trắng đục giống như sữa, chủ yếu là công dụng dưỡng trắng và chống lão hóa.

 

Bước 8:  Kem mắt (Eyes Cream)

Kem dưỡng mắt có thật sự cần thiết? 

Kem dưỡng mắt giúp chống lại quần thâm, nếp nhăn ở độ tuổi da lão hóa

Trước khi có kết luận, bạn hãy cùng tôi trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Đôi mắt bạn có quầng thâm không?
  • Khi không cười, mắt bạn có bọng mắt không?
  • Khi không thể hiện cảm xúc, mắt bạn đã có rãnh nếp nhăn chưa?
     
  • Phần đuôi mắt bạn có xuất hiện vết chân chim khi cười hết cỡ không?
     
  • Bạn có đang ở độ tuổi lão hóa? (độ tuổi lão hóa của mỗi người sẽ khác nhau, xuất hiện sớm ở tuổi 20, trở nên rõ hơn ở tuổi 25 và dễ dàng nhìn thấy ở độ tuổi 30)

Nếu câu tr li là có thì bn cn s dng kem dưỡng da mt t hôm nay. Và cũng chúc mng nhng bn có câu tr li dưới vì bn có vùng da mt đáng ghen t. Tuy nhiên nếu bn nm trong độ tuổi da bắt đầu lão hóa thì bạn cũng nên sử dụng trước khi dấu hiệu lão hóa xuất hiện.

Dấu hiệu lão hóa rất dễ dàng nhận thấy ở vùng da mắt dưới vùng da mắt hầu như không có tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi nên lớp màng bảo vệ Lipid cũng không xuất hiện ở vùng da này khiến da dễ khô và dễ hình thành các vết rãnh nếp nhăn hơn.

Vùng da mắt thường rất mỏng, vì thế khi lựa chọn các sản phẩm cho vùng da này, bạn cần tìm những loại sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng nhưng vẫn đủ tác dụng chống quầng thâm, nhăn và ngăn ngừa lão hóa sớm.

Bước 9: Dưỡng ẩm

Dưỡng ẩm hay còn gọi là khóa ẩm là một bước quan trọng, rất cần thiết và gần như là bước cuối cùng trong các bước skincare cơ bản cho ban đêm. Như đã giới thiệu với các bạn ở bước 6, serum có công dụng là nuôi dưỡng da sâu bên trong từ tầng hạ bì. Tuy serum rất tốt nhưng cũng không vì thế mà bỏ đi kem dưỡng đâu nha. Các loại serum có kết cấu nhỏ nhẹ dễ thấm sâu nên cũng dễ bay hơi sau 2 giờ sử dụng nếu không có các sản phẩm khóa ẩm. Các loại kem dưỡng ẩm ngoài tác dụng làm mịn màng bề mặt da, còn tạo thành một lớp màng bảo vệ giúp các dưỡng chất được khóa lại dưới da, không bị bay ra ngoài.

Bạn cũng có thể sử dụng dầu dưỡng da  thay cho kem dưỡng tùy theo nhu cầu và sở thích của các bạn. 

 

Bước 10: Mặt nạ ngủ (Sleeping mark)

Bước cuối cùng của các bước skincare cơ bản chính là dùng mặt nạ ngủ. Dùng mặt nạ ngủ còn khá xa lạ với nhiều phụ nữ Việt Nam như nó rất phổ biến ở Hàn Quốc. Mặt nạ ngủ cũng là một dạng cung cấp dưỡng chất, độ ẩm giúp da được thư giãn và tái tạo làn da trong suốt thời gian ngủ. Mặt nạ ngủ nên sử dụng 2,3 lần/ tuần là tốt nhất.

 

← Bài trước Bài sau →