Cho dù bạn ở trong nhà cả ngày không ra nắng nhưng vẫn bị sạm màu. Vậy đâu là nguyên nhân khiến da bị sạm đen, xỉn màu? Đừng bỏ qua bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc tình trạng da bị đen.
- Bôi kem chống nắng càng nhiều càng tốt có đúng không?
- Bôi kem chống nắng mấy lần 1 ngày là đủ?
- Hướng dẫn cách chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại da
- Sai lầm thường gặp khi sử dụng kem chống nắng
Khi hiểu rõ được nguyên nhân khiến da sạm màu sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được cách dưỡng trắng da hiệu quả hơn.
Một số nguyên nhân khiến da bị sạm đen ngay cả khi không ra nắng có thể kể đến dưới đây:
Tia UV tác động đến da
Ở trong nhà vẫn bị tác động bới tia UV
Tia UV từ ánh nắng mặt trời vẫn được biết đến là tác nhân khiến làn da bị sạm đi trông thấy. Bao gồm tia UVA và tia UVB gây tổn thương, lão hóa và biến đổi sắc tố da. Đặc biệt khi làn da không được bảo vệ bởi lớp kem chống nắng hoặc che chắn cẩn thận thì tia UV sẽ tác động. Nó kích thích sản sinh melanin và làm tổn thương da. Vì thế bạn nên bôi kem chống nắng ban ngày ngay cả khi không ra ngoài.
Các tác hại của tia UV tới da, nhẹ thì khiến da sạm màu, không đều màu da. Các trường hợp tổn thương nặng hơn do tia UV gây ra có thể khiến da bị bỏng rát, lột da.
Yếu tố di truyền
Thực tế thì yếu tố di truyền có thể là một trong những nguyên nhân khiến làn da của bạn đen sạm hơn so với người khác. Để khắc phục tình trạng da sạm do di truyền có thể gặp nhiều khó khăn hơn so với các nguyên nhân khác. Tuy nhiên nếu chăm chỉ chăm sóc da thì làn da vẫn có thể cải thiện đáng kể.
Chế độ dinh dưỡng
Không chỉ các yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời hay di truyền mà chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của bạn. Vì thế bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết.
Việc bổ sung không đầy đủ dưỡng chất cần thiết còn là một trong những nguyên nhân khiến da bị sạm đen.
Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên
Bạn thường làm việc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại trong thời gian dài. Điều này khiến ánh sáng từ máy tính, điện thoại chiếu trực tiếp vào da. Làm tăng sản sinh melanin, đây là nguyên nhân khiến làn da bị sạm, hình thành quầng thâm mắt.
Bệnh lý khiến da bị sạm màu
Một vài bệnh lý có thể khiến màu sắc da thay đổi mà bạn cũng nên lưu ý như:
- Suy giảm chức năng của gan.
- Những người bị suy thận.
- Bị rối loạn nội tiết tố: Trường hợp phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh hay mãn kinh,...
- Do cơ thể bị tích tụ sắt,...
Bạn cần kết hợp điều trị bệnh với các biện pháp làm trắng da. Để có thể khắc phục tình trạng da sạm đen này tối ưu.
Làn da không đủ ẩm
Chăm sóc da nhưng da không đủ ẩm là nguyên nhân khiến da bị khô, sạm. Ngoài ra thiếu ẩm còn khiến da bị nám và nhăn nheo khó hồi phục. Vì vậy mà trong các bước chăm sóc da, không thể thiếu bước dưỡng ẩm. Vừa bảo vệ làn da, vừa tạo sự căng bóng, tràn đầy sức sống cho làn da của bạn.
Như vậy, Purebeauty đã nêu ra những nguyên nhân khiến da bị sạm đen ngay cả khi không ra nắng. Hy vọng những thông tin trên hữu ích và có thể giúp các bạn ngăn chặn tình trạng trên.